Tác giả: Ls. Dương Khánh Linh
1. Luật sư cộng sự là gì?
Hiện nay chưa có một quy định chính thức nào định nghĩa khái niệm về Luật sư công sự tuy nhiên Cộng sự về mặt động từ có nghĩa là cùng làm chung một nhiệm vụ trong một tổ chức, về mặt danh từ có nghĩa là người trực tiếp hỗ trợ để hoàn thành một nhiệm vụ do có thể hiểu Luật sư Cộng sự là một hình thức hợp tác giữa các TCHNLS và Luật sư độc lập để thực hiện nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tư vấn hoặc cùng tham gia bảo vệ một vụ án, …Trên thực tế có nhiều hồ sơ dự án, các vụ án rất phức tạp các Luật sư đồng nghiệp phải cùng nhau hợp tác nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng của mình.
2. Vai trò của Luật sư cộng sự trong các các tổ chức hành nghề luật sư
- Hỗ trợ công việc chuyên môn:
Nghiên cứu và phân tích pháp lý, tìm kiếm các văn bản pháp luật, các tài liệu liên quan để phục vụ việc tư vấn hoặc tranh tụng;
Soạn thảo tài liệu pháp lý, chuẩn bị hợp đồng, ý kiến pháp lý, đơn từ và các văn bản khác;
Hỗ trợ các luật sư thành viên, luật sư trưởng trong tư vấn và tranh tụng;
Chăm sóc, phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ:
Thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ và hiệu quả;
Hỗ trợ giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin hoặc thu thập yêu cầu từ khách hàng dưới sự giám sát, hướng dẫn của luật sư trưởng, các luật sư thành viên.
- Đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh tổ chức:
Tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức, các luật sư cộng sự giúp giảm tải công việc cho các luật sư chính, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả hơn;
Trong một số trường hợp, luật sư cộng sự có thể được giao nhiệm vụ tham gia các buổi gặp gỡ khách hàng hoặc sự kiện pháp lý, góp phần quảng bá hình ảnh của tổ chức.
3. Tiêu chí trở thành Luật sư cộng sự tại các tổ chức hành nghề luật sư
- Yêu cầu về năng lực chuyên môn:
Bằng cấp và chứng chỉ hành nghề: Để trở thành Luật sư cộng sự, ứng viên cần tốt nghiệp chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp;
Kinh nghiệm làm việc: Một số tổ chức yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu trong lĩnh vực pháp lý đặc thù.
- Kỹ năng cá nhân:
Kỹ năng tư vấn pháp lý: Luật sư cộng sự cần khả năng phân tích và giải quyết vấn đề pháp lý một cách hiệu quả;
Kỹ năng soạn thảo và nghiên cứu: Khả năng soạn hợp đồng, tài liệu pháp lý và tra cứu văn bản pháp luật;
Kỹ năng làm việc nhóm: Vì cộng sự thường hỗ trợ nhóm cho một dự án hoặc vụ việc tranh chấp, khả năng hợp tác làm việc nhóm là quan trọng, cần phối hợp tốt với các đồng nghiệp và tham gia dự án chung.
Tính độc lập trong quá trình giải quyết công việc: “độc lập” không đồng nghĩa với làm việc tự do, tự quyết; mà độc lập trong hành nghề nhằm nhấn mạnh về phương thức hoạt động đối trọng với các chủ thể khác (khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan tiến hành tố tụng,…).
Luật sư ngoài kỹ năng cứng, còn phải biết thêm các kỹ năng mềm khác để phục vụ công việc.
- Phẩm chất cá nhân:
Đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ quy tắc hành nghề;
Cam kết gắn bó: Có ý chí phát triển sự nghiệp trong các tổ chức hành nghề luật sư và đóng góp cho tổ chức.
4. Quy trình tuyển dụng Luật sư cộng sự tại tổ chức hành nghề luật sư
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ứng tuyển
Ứng viên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ thể hiện rõ năng lực và kinh nghiệm, bao gồm CV, bằng cấp, chứng chỉ và thư ứng tuyển.
- Bước 2: Sàng lọc hồ sơ
Tổ chức hành nghề luật sư sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí như chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, kỹ năng pháp lý thể hiện qua hồ sơ, mức độ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Các hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được tham gia vòng phỏng vấn.
- Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn là bước quan trọng để đánh giá ứng viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng ứng biến trong công việc. Quá trình phỏng vấn thường bao gồm kiểm tra kiến thức pháp luật, đánh giá kỹ năng mềm, thảo luận về định hướng nghề nghiệp, kiểm tra hoặc tình huống thực tế như soạn thảo hợp đồng, phân tích vụ việc…
- Bước 4: Thử việc
Ứng viên trúng tuyển sẽ trải qua thời gian thử việc từ 2-6 tháng. Trong giai đoạn này tổ chức sẽ đánh giá thái độ làm việc, năng lực chuyên môn, khả năng hòa nhập của ứng viên.
- Bước 5: Quyết định tuyển dụng chính thức
Sau khi kết thúc thử việc, tổ chức sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức dựa trên báo cáo đánh giá, hiệu quả làm việc và khả năng đóng góp cho tổ chức… Nếu được tuyển dụng chính thức, ứng viên sẽ được ký hợp đồng lao động với các quyền lợi như lương cơ bản (nếu có), thu nhập từ hồ sơ hoặc mức thưởng theo từng hồ sơ (nếu có) và chế độ phúc lợi phù hợp với vị trí cộng sự.
5. Thông tin liên hệ để sử dụng dịch vụ Luật sư
Trên đây là bài viết của Hãng Luật Khánh Dương tìm hiểu về Luật sư cộng sự và tiêu chí để trở thành Luật sư cộng sự tại các tổ chức hành nghề luật sư. Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau:
* Trực tiếp tại địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà WMC, 102A-B-C Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM
- VPGD: 1048 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8, TP. HCM
* Trực tuyến qua các nền tảng:
Hotline Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 633 717
Số điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư: 0986 708 677 (có thể liên hệ qua zalo)
Email tiếp nhận yêu cầu về dịch vụ: phaply@luatkhanhduong.com
Website: https://luatkhanhduong.com/
Facebook: Fanpage Hãng Luật Khánh Dương
Trân trọng cảm ơn./.